Nên khám răng định kỳ bao lâu 1 lần?

Thứ Sáu, 10/06/2022

Hiện nay vẫn có một phần lớn người dân Việt Nam chưa quan tâm đến việc đi khám răng định kỳ. Theo đó, đa phần mọi người chỉ đi khám khi có triệu chứng đau hoặc các biểu hiện khác như chảy máu chân răng, răng lung lay, ê buốt dữ dội,… Không khám răng theo định kỳ khi kết hợp cùng việc chải răng chưa đúng cách, ăn uống nhiều thực phẩm có nhiều đường, sử dụng nước súc miệng tùy ý,… là nguyên nhân khiến tỷ lệ các bệnh răng miệng ngày càng tăng cao.

1. Những lý do không nên trì hoãn việc khám răng định kỳ?

1.1. Phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng

Trên thực tế, các vấn đề về răng miệng vẫn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng có tiến triển âm thầm nhằm có hướng giải quyết phù hợp nhất. Sau đây là một số vấn đề về răng miệng có thể được phát hiện khi thực hiện khám răng đều đặn:

Ung thư miệng

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nam giới thường có nguy cơ ung thư miệng gấp đôi phụ nữ. Trong đó, nam giới trên 50 tuổi là đối tượng phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ngay từ những giai đoạn đầu.

Danh sách những biểu hiện phổ biến của ung thư miệng:

  • Sưng, xuất hiện các cục u hoặc da gà, các đốm thô (có hình dạng như lớp vỏ) hoặc có dấu hiệu bị xói mòn trên môi, nướu răng hoặc các khu vực khác trong miệng.
  • Sự phát triển của các bản vá màu trắng, đỏ, hoặc đốm trắng (trắng và đỏ) trong miệng.
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân trong miệng.
  • Cơn đau không rõ nguyên nhân hoặc mất cảm giác ở bất kỳ vùng nào trên khuôn mặt, miệng, cổ.
  • Các vết loét dai dẳng trên mặt, cổ hoặc miệng dễ chảy máu và không lành trong vòng 2 tuần.
  • Đau nhức hoặc cảm giác có gì đó bị kẹt ở sau cổ họng
  • Khó nhai, nuốt, nói, di chuyển hàm hoặc lưỡi.
  • Khàn tiếng, đau họng mãn tính hoặc giọng nói bị thay đổi.
  • Đau tai.
  • Không thể dùng răng giả.
  • Sụt cân đáng kể.

Mảng bám, cao răng và sâu răng

Kể cả khi có chế độ chăm sóc răng miệng tốt thì mảng bám vẫn có thể tích tụ ở một số khu vực nhất định, đặc biệt là mặt trong của răng. Về lâu dài, các mảng bám tích tụ này sẽ trở nên khó khăn hơn để loại bỏ, dần dần biến thành cao răng cũng như khiến răng bị sâu. Do đó mọi người đều cần đi lấy cao răng định kỳ theo khuyến nghị của nha sĩ.

Bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng gây ra bởi mảng bám răng và vôi răng. Cùng với sự phân hủy của mô nướu, căn bệnh này cũng gây ra sự phân hủy xương giữ răng tại chỗ. Vào thời điểm này, tình trạng tuột nướu răng hoặc răng rơi ra hoàn toàn có thể xuất hiện phổ biến.

1.2. Chăm sóc và bảo vệ răng tốt hơn

Có nhiều thói quen xấu có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng thường bị bỏ qua như nhai đá, nghiến răng, đánh răng quá mạnh,... Thông qua kết quả kiểm tra răng, nha sĩ sẽ cho biết cần thay đổi những thói quen nào cũng như hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt hơn.

1.3. Tốt cho sức khỏe tổng thể

Miệng được xem như cổng vào của cơ thể. Do đó, tình trạng răng miệng của ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là viêm nha chu có mối liên hệ hai chiều với các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim, mỡ trong máu,... Theo đó, việc chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp kiểm soát được các bệnh mãn tính và ngược lại.

Chưa dừng lại ở đó, sức khỏe răng miệng còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Viêm nha chu ở phụ nữ mang thai có thể làm bé bị sinh non hoặc nhẹ cân, từ đó gây tiêu cực cho sự phát triển thể chất và trí não sau này của bé. Vì thế, phụ nữ mang thai cũng cần khám răng định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ.

2. Bao lâu nên đi khám răng một lần?

Thời gian khám răng định kỳ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng răng, sức khỏe cũng như chế độ chăm sóc răng miệng của người khám. Với người mắc các bệnh mãn tính có liên quan với tình trạng răng miệng, khoảng cách giữa các lần khám có thể ngắn hơn với người bình thường. Tuy nhiên thời gian khám răng định kỷ thường được khuyến nghị là 6 tháng/lần. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để cập nhật tình trạng cũng như phát hiện sớm các bệnh về răng miệng.

Những dấu hiệu cần đến gặp nha sĩ ngay:

  • Đau răng.
  • Sưng hoặc xuất huyết lưỡi.
  • Sưng nướu và vùng xương hàm.
  • Có vết loét niêm mạc miệng.